top of page
68985570_2583441608375423_35385622831709

XÁC LẬP MỤC TIÊU: XÓA BỎ SỰ MƠ HỒ TRÊN LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

Bạn đã bao giờ nghĩ trong 5 năm tới mình sẽ làm gì chưa? Bạn có thấy được mục tiêu công việc vào lúc này? Liệu bạn có biết mình muốn đạt được gì vào cuối ngày hôm nay? Những câu hỏi mơ hồ như vậy sẽ xảy ra khi bạn chưa xác lập được mục tiêu của bản thân. Có được mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung hơn vào công việc, bạn sẽ xác định được hướng đi rõ ràng cho tương lai. Sau đây là một vài nguyên tắc khi bạn xác lập mục tiêu cho bản thân.



1. Mục tiêu phải tạo ra động lực


Khi đặt ra mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu này có thể khuyến khích bạn thực hiện vì nó rất quan trọng với bạn và tạo được giá trị khi hoàn thành. Nếu bạn không hào hứng với kết quả, hoặc mục tiêu không thích hợp với mục tiêu lớn hơn thì bạn sẽ bỏ ít công sức để thực hiện và mục tiêu khó có khả năng hoàn thành. Do đó động lực chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu.

Chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao trong cuộc sống bởi nếu có quá nhiều mục tiêu thì thời gian dành cho từng cái sẽ ít đi. Để đạt được mục tiêu thì phải có cam kết, do đó để tối đa hóa khả năng thành công, bạn cần phải có cảm thấy cấp bách phải thực hiện và một thái độ bức thiết rằng “tôi phải làm điều này”.



2. Áp dụng mô hình SMART


Có thể nói mục tiêu thiết lập theo quy tắc SMART sẽ tạo ra nhiều động lực để thực hiện.

  • Specific (mục tiêu cụ thể): Mục tiêu phải rõ ràng và được xác định rõ, tránh đặt mục tiêu mơ hồ hoặc chung chung vì không mang lại định hướng đầy đủ;

  • Measurable (khả năng đo lường): Mục tiêu phải bao gồm khối lượng công việc chính xác, ngày tháng, vv…để có thể đo lường mức độ thành công của mục tiêu đó. Nếu đo lường càng chính xác, bạn càng có cơ hội đạt được nhiều thành công hơn;

  • Achievable (độ khả thi): Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tuy nhiên, cũng tránh thiết lập mục tiêu quá dễ dàng vì khi bạn không phải làm việc vất vả để đạt được mục tiêu, chiến thắng sẽ chẳng còn ý nghĩa gì và khiến bạn nhát gan không dám đặt ra các mục tiêu có nguy cơ cao.

  • Realistic (Mục tiêu thực tế): Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng cuộc sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện mình. Còn nếu đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian sẽ đi một đường, còn cuộc sống sẽ đi một nẻo.

  • Timely (Có thời hạn): Mục tiêu luôn phải có thời hạn. Khi bạn làm việc dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy cấp thiết và đạt được thành công nhanh hơn.



3. Lập kế hoạch hành động


Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập thường quá quan tâm tới “đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên đường đi. Bằng cách viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan trọng khi bạn xác lập một mục tiêu lâu dài.

Kết

Thiết lập mục tiêu không chỉ đơn giản là mong muốn điều gì đó xảy ra. Đó là cả một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là sự kết thúc. Hãy luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên. Chúc các bạn thành công với mục tiêu của bản thân!

_________________________________

ESSENTIALS - Cung cấp những định hướng cụ thể và hữu ích trong kỷ nguyên V.U.C.A, lên sóng vào tối thứ Ba hàng tuần trên fanpage ACTION Club - CLB Kỹ năng doanh nhân.

Nguồn: Career Development: Indeed


Comments


Categories
Related Posts
bottom of page