top of page
68985570_2583441608375423_35385622831709

MULTI-TASKING: LÀM NHIỀU VIỆC CÙNG LÚC CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?

Hiện nay các bạn trẻ ngày càng có xu hướng Multi-tasking để theo kịp thời đại chuyển biến nhanh với những yêu cầu mới. Việc làm này có thể sẽ nâng cao năng suất làm việc nếu bạn áp dụng cho những công việc không quan trọng hay những việc nhẹ nhàng, không cần não bộ hoạt động nhiều. Nhưng các nhà tâm lý học đã chứng minh nó sẽ là “con dao hai lưỡi” nếu bạn áp dụng phương pháp này không đúng cách, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu động lực làm việc cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất làm việc.

Giảm năng suất làm việc

Multi-taskers thường suy nghĩ rằng họ sẽ tăng năng suất làm việc lên nếu có thể kết hợp 2 đến 3 việc cùng lúc. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế là những người multi-tasking thường xuyên hoạt động kém hơn vì họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sắp xếp suy nghĩ và lọc ra những thông tin không liên quan, đồng thời họ chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác cũng chậm hơn.


Theo tiến sĩ Travis Bradberry - nhà khoa học nghiên cứu về nhận thức con người chính tại LEADx đã cho biết: "multi-tasking làm giảm hiệu quả và hiệu suất của bạn vì não của bạn chỉ có thể tập trung vào một việc tại một thời điểm. Khi bạn cố gắng làm hai việc cùng một lúc, não của bạn sẽ thiếu khả năng để thực hiện thành công cả hai nhiệm vụ".


Mất tập trung

Theo nghiên cứu của nhóm giáo sư (Moisala, Salmela, Hietajarvi) về chủ đề "multi-tasking trên phương tiện có liên quan đến khả năng mất tập trung và tăng hoạt động ở thanh thiếu niên và thanh niên" đã cho thấy những người thường multi-tasking sẽ dễ mất tập trung hơn và họ có thể gặp khó khăn khi tập trung sự chú ý ngay cả khi họ không làm việc nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Điều này có ý nghĩa là multi-taskers liên tục tạo cho mình những công việc khác song song với nhiệm vụ chính, điều này khiến bản thân họ mất tập trung khỏi công việc ban đầu và thường lẫn lộn các việc với nhau.


Con người trở nên căng thẳng hơn

Các nhà nghiên cứu của Đại học California Irvine đã đo nhịp tim của những nhân viên có và không có quyền truy cập liên tục vào email văn phòng, họ phát hiện ra rằng những người nhận được một lượng tin nhắn ổn định luôn ở chế độ "cảnh giác cao" với nhịp tim cao hơn. Những người không có quyền truy cập email liên tục làm ít nhiệm vụ hơn và ít căng thẳng hơn vì nó.


Nghiên cứu này cho thấy rằng multi-tasking sẽ khiến bộ não sẽ phải liên tục cập nhật thông tin, khiến nó luôn trong tình trạng mệt mỏi vì phải nạp vào một khối lượng thông tin mới. Điều này dễ khiến bạn bị căng thẳng hơn những người bình thường rất nhiều.


Vậy những nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não của con người gần như không thể giỏi trong việc xử lý nhiều nhiệm vụ như chúng ta nghĩ. Multi-tasking có thể cản trở năng suất của bạn bằng cách giảm khả năng hiểu, sự chú ý và hiệu suất tổng thể của bạn. Sau khi hiểu được tác hại, sau đây là một vài mẹo giúp bạn không rơi vào bẫy multi-tasking nhé!


Lập danh sách việc ưu tiên cần làm

Khi bạn phải giải quyết nhiều công việc cùng một lúc, một trong những điều đầu tiên bạn nên làm là tạo một danh sách việc cần làm. Lập danh sách sẽ giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn có hệ thống và bạn sẽ biết được đâu là việc mình cần làm trước. Đây là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết. Lập danh sách cũng đảm bảo bạn không quên các thành phần cụ thể của nhiệm vụ.


Làm chủ được thời gian

Bạn nên biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý để mang lại hiệu quả công việc. Nắm vững được thời điểm mình làm việc năng suất nhất, thời gian cụ thể để hoàn thiện công việc trong ngày đó chính là cách làm chủ thời gian của bạn thân cực kỳ hiệu quả.


Nhóm các nhiệm vụ tương tự

Việc nhóm các công việc có tính chất giống nhau sẽ giúp cho bộ não của bạn có thể dễ dàng làm quen và tiếp nhận thông tin hiệu quả trong suốt một khoảng thời gian làm việc. Sự tương đồng trong một nhóm việc cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng chuyển trọng tâm hơn là tiếp tục làm việc mà không bị mất quá nhiều thời gian.


Học cách tập trung

Sự tập trung là nền tảng của multi-task. Những người làm việc năng suất thường tập trung hoàn toàn vào những gì họ đang làm trong từng thời điểm nhất định, sau đó chuyển đổi nhiệm vụ.


Kết

Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã hiểu được những tác hại của Multi-tasking và những mẹo giúp bạn không bị lôi cuốn vào thói quen này. Và nếu bạn muốn làm được nhiều việc cùng lúc hiệu quả thì kỹ năng phân bổ thời gian hợp lý là rất cần thiết. AC tin rằng, những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn phần nào cải thiện năng suất làm việc của mình hơn.

_________________________________

ESSENTIALS - Cung cấp những định hướng cụ thể và hữu ích trong kỷ nguyên V.U.C.A, lên sóng vào 21h tối thứ Ba hàng tuần trên fanpage ACTION Club - CLB Kỹ năng doanh nhân.

Nguồn: Indeed: Career Development


Comments


Categories
Related Posts
bottom of page