Làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia là mục tiêu của hầu hết sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. Trong đó, trí tuệ văn hóa (Cultural Quotient) là một trong những yêu cầu tất yếu của các tập đoàn lớn này. Thế nhưng, phải mất không ít thời gian để chúng ta có thể học hỏi, rèn luyện và cải thiện trí tuệ văn hóa. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không bắt đầu ngay cùng ACTION Club thông qua bài viết thú vị sau đây:
Trí tuệ văn hóa là gì?
Trí tuệ văn hóa, còn được gọi là Chỉ số văn hóa (CQ), là khả năng thích ứng với môi trường văn hóa mới.
Những người có trí tuệ văn hóa cao không phải là chuyên gia về văn hóa. Thay vào đó, họ là những người có khả năng bước vào một môi trường văn hóa xa lạ và đưa ra những đánh giá phù hợp dựa trên những quan sát.
Họ là những người có khả năng thấu hiểu hành vi mới. Những điểm chung của hành động giúp họ xác định đặc điểm của một nền văn hóa cụ thể. Tuy nhiên, họ cũng biết rằng những yếu tố văn hóa rất phức tạp và có mối liên hệ, đồng thời, các yếu tố như vai trò kinh doanh và tính cách cá nhân cũng có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi.
Ưu điểm của trí tuệ văn hóa
Có nhiều lý do giải thích tại sao việc phát triển Trí tuệ văn hóa của bạn lại có lợi.
Đầu tiên, nó giúp bạn làm việc hiệu quả trong nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Cho dù bạn muốn làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia hay ở các công ty nội địa với sự đa dạng về văn hóa ở trong nước. Trí tuệ văn hóa còn giúp bạn không thực hiện những hành vi kỳ lạ có thể gây khó chịu với những người từ nền văn hóa khác.
Trí tuệ văn hóa cũng có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc về văn hóa của tổ chức mà bạn làm việc. Bạn càng hiểu rõ các giá trị và kỳ vọng của họ, bạn càng khéo léo hơn trong việc xử lý các quy tắc văn hóa ngầm của họ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người có trí tuệ văn hóa cao thường thành công hơn trong các nhiệm vụ quốc tế, vì họ điều chỉnh dễ dàng hơn để sống và làm việc trong điều kiện văn hóa mới. Nhưng dù bạn ở đâu, chỉ số văn hóa cao cũng đem lại giá trị trong nhiều mặt của cuộc sống.
Cách cải thiện trí tuệ văn hóa
Có 4 khía cạnh về trí tuệ văn hóa cần lưu ý:
Tính tò mò về văn hóa
Tính tò mò là động lực để tìm hiểu và phản ứng với một nền văn hóa khác. Khi bạn nỗ lực tìm hiểu về một nền văn hóa mới, tâm trí của bạn bắt đầu mở ra những khả năng mới vì sự khác biệt đôi khi trở nên thú vị và hấp dẫn.
Để cải thiện óc tò mò về văn hóa, hãy thực hiện những hoạt động khám phá môi trường mới, ví dụ:
Làm quen với các thành viên trong các cộng đồng và tổ chức khác nhau;
Học ngoại ngữ để cải thiện kỹ năng giao tiếp đa ngôn ngữ của bạn nói chung;
Tình nguyện cho các dự án quốc tế để tiếp xúc với các đội, nhóm từ các nền văn hóa khác nhau.
Kiến thức về các nền văn hóa
Kiến thức văn hóa không đồng nghĩa là bạn phải biết mọi thông tin chi tiết của một nền văn hóa. Quan trọng hơn là hiểu cách văn hóa ảnh hưởng đến hành vi, giá trị và niềm tin của con người. Khi bạn hiểu được điều đó, những hành động của bạn sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.
Hãy quan sát cách mọi người từ các nền văn hóa khác nhau tương tác và chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ. Ví dụ, những cử chỉ cụ thể và nét mặt có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau không? (Hãy bắt đầu từ những cử chỉ cơ bản như nụ hôn, cúi chào hoặc bắt tay).
Bạn cũng có thể dành thời gian để tìm hiểu về lịch sử của một nền văn hóa. Bằng cách đó, bạn sẽ không chỉ học các "quy tắc" khô khan, mà bạn còn biết lý do thực sự đằng sau chúng.
Độ “nhạy” về văn hóa
Khi bạn hiểu biết về văn hóa, bạn có thể sử dụng những gì bạn đã học để xây dựng các chiến lược phù hợp và hiệu quả môi trường văn hóa cụ thể.
Nếu bạn đã quen với việc suy nghĩ về những khác biệt này và tác động của chúng, thì quá trình này có thể sớm trở thành bản năng và sẽ đưa vào kế hoạch của bạn một cách tự nhiên. Dưới đây là ba cách để phát triển thói quen:
Đặt câu hỏi cho các giả định của bạn về lý do tại sao mọi thứ lại xảy ra theo những cách khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau.
Theo dõi chặt chẽ các phương tiện truyền thông và giải trí địa phương. Điều này có thể tiết lộ những hiểu biết mới về cách văn hóa ảnh hưởng đến hành vi.
Ghi chép các quan sát văn hóa của bạn để phân tích những thất bại cũng như thành công của bạn. Ghi chú của bạn có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề trước mắt và giúp bạn tập trung vào việc cải thiện trí tuệ văn hóa của mình trong dài hạn.
Điều chỉnh hành vi dựa trên trí tuệ văn hóa
Yếu tố cuối cùng của trí tuệ văn hóa liên quan đến cách bạn hành xử và đặc biệt là cách bạn phản ứng khi mọi thứ không theo kế hoạch. Những rắc rối hoặc hiểu lầm là thứ không thể tránh khỏi, vì vậy sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể suy nghĩ kỹ càng và kiểm soát được cảm xúc của mình.
Điều quan trọng hơn là bạn phải theo dõi ngôn ngữ cơ thể của mình, đảm bảo ngôn ngữ đó phù hợp và không phát đi các tín hiệu xung đột với lời nói của mình. Nếu bạn thực sự không hiểu tại sao ai đó đang làm hoặc nói điều gì đó, đừng ngại hỏi. Nếu bạn làm như vậy một cách lịch sự, hầu hết mọi người sẽ đánh giá cao sự quan tâm và nhận ra mong muốn cải thiện của bạn.
Trong trường hợp đã cố gắng hết sức nhưng bạn cho rằng mình đã nói hoặc làm sai, đừng ngại xin lỗi. Học hỏi từ sai lầm của bạn và ghi nhớ cách tiếp cận đúng vào lần sau!
KẾT
Trí tuệ văn hóa là một yêu cầu quan trọng ở rất nhiều tập đoàn lớn. Vậy tại sao không rèn luyện nó khi còn ở giảng đường đại học? Hãy tìm hiểu thêm và rèn luyện kỹ năng này để tiến xa hơn trong sự nghiệp bạn nhé!
Σχόλια