Có thể bạn không để ý nhưng đàm phán là một việc bạn làm hàng ngày. Bạn có thể dễ dàng xử lý những vấn đề nhỏ nhưng khi đàm phán cho một việc quan trọng hơn, những người không có một phương pháp cụ thể sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Khi đứng trước những vấn đề quan trọng, tâm lý con người thường chịu nhiều căng thẳng và khả năng phản ứng của ta cũng sẽ chậm hơn. Việc này dẫn đến việc đàm phán không hiệu quả khiến bạn khó hoàn thành công việc, thậm chí chấp nhận cả những yêu cầu vô lý.
Nhưng bạn vẫn có khả năng khắc phục khó khăn này để trở thành một người đàm phán giỏi thông qua năm nguyên tắc cốt lõi sau:
Tập trung vào kết quả bạn muốn
Đầu tiên hãy hiểu về bản chất của công việc này. Trong những cuộc đàm phán, tâm trí của bạn sẽ bị dẫn dắt theo nhiều hướng, bạn không chỉ tập trung vào những gì bạn muốn nói tiếp theo, đồng thời bạn còn chú ý lắng nghe đối phương đang nói gì để có thể khéo léo và bình tĩnh trả lời. Đây là một quá trình rất phức tạp. Thế nhưng bạn có thể chuẩn bị cho điều này bằng cách bắt đầu cuộc trò chuyện với tư duy đúng đắn.
Adam Galinsky, một giáo sư tại Đại học Columbia, đã phát hiện ra rằng cách bạn chuẩn bị tinh thần cho một cuộc đàm phán có thể ảnh hưởng đến kết quả của nó.
Bạn cần phải tập trung vào những két quả mà bạn mong muốn. Khi mọi người coi mục tiêu cuối cùng của cuộc đàm phán là cơ hội để thăng tiến, nó sẽ giúp họ thoải mái hơn trước những rủi ro có thể xảy ra. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nhà đàm phán đi theo tư duy này thường thu được nhiều kết quả có lợi hơn.
Trước khi bắt đầu đàm phán, hãy nghĩ về những lợi ích mà bạn có thể nhận được từ cuộc trò chuyện. Khi bạn đưa đề nghị của mình lên bàn, đừng ngại trở nên cụ thể và táo bạo. Yêu cầu nhiều hơn những gì bạn cảm thấy thoải mái. Bạn luôn có thể thương lượng từ vị trí xuất phát của mình, nhưng sẽ rất khó khăn nếu bạn thương lượng từ điểm xuất phát thấp.
Chuẩn bị và luyện tập
Nếu đây là cuộc đàm phán thực sự đầu tiên của bạn, bạn sẽ cảm thấy hồi hộp và lo lắng trước mắt. Chuẩn bị trước có thể giúp bạn xoa dịu sự căng thẳng. Để thực hành tốt nhất, hãy làm bài tập về nhà của bạn trước. Điều này có nghĩa là xem xét bất kỳ tình huống có thể xuất hiện và nghiên cứu vấn đề một cách chi tiết.
Đây là một số câu hỏi có thể giúp bạn khi luyện tập:
Quá trình thương lượng sẽ diễn ra như thế nào?
Người kia có thể nói gì?
Họ có thể phản ứng và trả lời như thế nào khi tôi yêu cầu những gì tôi muốn?
Những phản đối có thể là gì?
Tôi sẽ đáp lại những phản đối đó như thế nào?
Bạn có thể nhờ một người bạn để luyện tập cùng bạn. Những cuộc trò chuyện này sẽ giúp bạn tìm ra những gì bạn muốn nói trong cuộc đàm phán thực tế của mình. Viết nó ra khi bạn lo lắng, bạn có nhiều khả năng quên những gì bạn muốn nói. Vì vậy, hãy dành thời gian ghi nhớ những nội dung quan trọng bạn muốn thực hiện trước và bạn sẽ sẵn sàng phản ứng khi xung đột phát sinh.
Thêm một mẹo nhỏ nữa, hãy biết đề xuất của bạn - tức là những gì bạn muốn - có thể có giá trị như thế nào đối với người kia. Mọi người sẽ có nhiều khả năng đồng ý với một giải pháp có lợi cho đôi bên.
Lựa chọn thời điểm thích hợp
Nắm bắt đúng thời điểm để đàm phán rất quan trọng đối với kết quả. Hãy chọn thời điểm mà người đàm phán của bạn cởi mở nhất. Bạn không muốn tiếp cận họ khi họ đang bận hoặc vừa trải qua những giây phút căng thẳng. Một thời điểm nữa bạn có thể chọn chính là khi bạn vừa làm một việc giúp người còn lại.
Cũng nên nhớ rằng nếu bạn đang cảm thấy lo lắng hoặc mệt mỏi, đây không phải là thời điểm thích hợp để thương lượng. Có một sự thật rằng lo lắng là một cảm xúc tự nhiên trong lúc đàm phán và nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc hiệu quả của bạn. Trong một thử nghiệm mô phỏng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người lo lắng đưa ra những lời đề nghị đầu tiên yếu hơn, phản ứng nhanh hơn, ít suy nghĩ hơn đối với mỗi tình huống mà đối tác đưa ra và có nhiều khả năng rời khỏi cuộc đàm phán sớm hơn.
Nếu trong cuộc trò chuyện, bạn vẫn thấy đầu óc mình chạy đua, hãy tập trung vào hơi thở và hít thở sâu. Tạm dừng và thở đều sẽ tạo thời gian cho nhịp tim của bạn chậm lại, giúp bạn dễ dàng phản xạ và phản ứng bình tĩnh hơn.
Tiếp cận như một cuộc trò chuyện
Khi trò chuyện với bạn bè, thường đó sẽ là một trao đổi hai chiều khi cả hai sẽ lắng nghe và hiểu về đối phương hơn. Hãy tiếp cận các cuộc đàm phán của bạn theo cách tương tự. Khi bạn đã trình bày những gì bạn đang tìm kiếm, hãy dành thời gian cho đối phương giải thích những gì họ có trong đầu. Có thể họ có một viễn cảnh mà bạn không nghĩ đến nhưng bạn có thể đạt được từ đó? Bạn càng cố gắng hiểu câu chuyện của họ, bạn càng có cái nhìn sâu hơn và cơ hội tìm ra những điểm chung cũng như hướng đi thành công.
Thực hiện cuộc đàm phán
Bạn cần chuẩn bị một “danh sách” gồm những mục đích bạn mong muốn thông qua buổi đàm phán này. Một lưu ý nhỏ khi soạn danh sách này, hãy phân tích đề xuất của bạn dưới nhiều góc độ như khả năng, lợi ích, tỷ lệ thành công,.. Điều này nhằm giúp cả hai có một cái nhìn tổng quát nhất cho vấn đề được đưa ra.
Bước tiếp theo là hãy tìm hiểu tiếp cận đối phương theo những hướng thích hợp nhất. Ví dụ nếu bạn có mong muốn rèn luyện thông qua việc phụ trách phần lập kế hoạch marketing trong bài luận sắp tới. Đồng thời, bạn cũng biết nhóm trưởng là một người rất lý trí và quan trọng điểm số, hãy đưa ra thật nhiều luận cứ chứng minh khả năng của bạn. Còn nếu nhóm trưởng là một người tình cảm và coi trọng sự phát triển của thành viên, hãy thuyết phục nhiều hơn bằng tâm huyết kèm với sự tương trợ, những kinh nghiệm mà bạn và các thành viên khác nhận được.
KẾT
Đàm phán là sự kết hợp của nghệ thuật và tâm lý. Và tất nhiên, nó không dễ dàng. Mọi thành công đều đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập. Trước cuộc trò chuyện tiếp theo, hãy dành một chút thời gian để chuẩn bị và áp dụng những nguyên tắc trên để giúp bạn đạt được kết quả mong muốn nhé!
Comments