top of page
68985570_2583441608375423_35385622831709

4 CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP BẠN VƯỢT QUA NGÀY LÀM VIỆC QUÁ TẢI




Bạn đã lên kế hoạch cho một ngày làm việc năng suất, nhưng có thời điểm, nhiều công việc khác nhau cần được xử lý khiến bạn quá tải. Từ tham dự đầy đủ lớp học, đến bài tập thuyết trình các môn, bài luận giữa khóa, bên cạnh các dự án đang vào giai đoạn nước rút ở câu lạc bộ,... Dù có rất nhiều thử thách và mệt mỏi, tuy nhiên luôn có cách để giảm thiểu sự căng thẳng và cải thiện sự hiệu quả. Hãy cùng AC khám phá các bí quyết dưới đây nhé!


TẬP TRUNG VÀO MỘT HOẠT ĐỘNG QUEN THUỘC


Tìm một công việc trong “to-do list” mà bạn cảm thấy quen thuộc để hoàn thành, ví dụ như soạn đề cương ôn tập cho bài kiểm tra sắp tới. Việc này hẳn không đòi hỏi quá nhiều sự sáng tạo hay tập trung nhưng vẫn cực kỳ cần thiết cho mục tiêu học tập.


Lý do cho hành động này là khi làm công việc quen thuộc, não của bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn nhờ những kinh nghiệm trong quá khứ và giúp bạn bước vào guồng làm việc trong ngày. Điều này cũng mang lại cảm giác thỏa mãn như một “liều thuốc tinh thần” khi bạn hoàn thành một công việc nào.


GIẢM KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA NGÀY HÔM ĐÓ


Khi bạn đang trong trạng thái quá tải, đừng đặt nặng áp lực lên mình. Việc ép bản thân phải làm việc một cách điên cuồng có thể gây tác dụng ngược lại - năng lượng của bạn sẽ bị rút cạn và hoàn toàn không thể làm một việc gì, dù là nhỏ nhất.


Một cách đơn giản để khắc phục điều này chính là giảm khối lượng công việc đã đặt ra. Số mục tiêu ở mức độ vừa phải sẽ ngăn việc bạn cảm thấy nặng nề hay rơi vào trì hoãn. Còn trong trường hợp bạn thực sự không thể tiếp tục, hãy nghỉ ngơi một buổi và tiếp tục công việc khi đã cảm thấy tốt hơn.




KẾT NỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH


Sự cô đơn cũng có thể làm tăng căng thẳng và giảm năng suất của bạn. Vậy nên đừng ngại việc chia sẻ những vấn đề bạn gặp phải với mọi người xung quanh. Việc chia sẻ giúp họ hiểu được vấn đề bạn đang gặp và thông cảm hơn với bạn trong ngày hôm đó.


Nhưng hãy chú ý, bạn nên chọn những người có thể tin tưởng để họ có thể hiểu lý do đằng sau cơn khủng hoảng là yếu tố bên ngoài. Và tất nhiên không nên chọn những người đang gặp rắc rối vì họ cũng đang có những nỗi lo của riêng mình rồi.


ĐỪNG SỢ NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC


Nhiều người lo sợ cảm xúc tiêu cực sẽ phá hủy năng suất làm việc. Nhưng trên thực tế, những cảm xúc này có thể giúp bạn trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, sự tức giận (đặc biệt khi bị đánh giá thấp) có xu hướng làm bạn trở nên quyết tâm hơn hay sự lo lắng, đôi khi cũng giúp bạn dự trù được nhiều rủi ro hơn.


Vì vậy, đừng cho rằng những cảm xúc tiêu cực sẽ tác động xấu đến công việc của bạn. Điều quan trọng là kiểm soát những cảm xúc đó để thúc đẩy thay vì để chúng rút hết tâm trạng của bạn. Nhưng nếu bạn không thể đối mặt với chúng, hãy cố gắng lờ đi để tiếp tục công việc của mình.




KẾT


Đứng trước một ngày không vừa ý, chúng ta thường chọn một trong hai cách sau: Dùng cả ngày để làm các việc vô ích như lướt mạng xã hội hoặc vùi đầu vào công việc để quên đi mọi thứ. Nhưng vẫn có một lựa chọn khác tốt hơn chính là cân bằng giữa hai lựa chọn đó để bạn có thể làm việc tốt hơn và sẵn sàng trở lại khi đã tìm được sự bình tâm. Hãy vận dụng 4 bí quyết trên để vượt qua những ngày làm việc quá tải bạn nhé!


Comentarii


Categories
Related Posts
bottom of page