top of page
68985570_2583441608375423_35385622831709

Đằng sau những bài diễn thuyết trông như 'chẳng cần nỗ lực' của Steve Jobs

Steve Jobs biến những bài phát biểu thành một hình thức nghệ thuật vì ông tiếp cận chúng như một người nghệ sĩ. Những người nhạc sĩ, diễn viên, và nhà thiết kế để làm chủ tay nghề của mình họ cần tới tận 10.000 giờ, theo như Malcolm Gladwell. Và nắm vững các kỹ năng nói trước công chúng cũng không ngoại lệ. Steve Jobs là một nghệ sĩ trong lĩnh vực này.

Những bài diễn thuyết của Steve Jobs thật tự nhiên và trông như ''chẳng cần nỗ lực''

Trong cuốn sách “Becoming Steve Jobs” mới ra lò, tác giả Brent Schlender và Rick Tetzeli đã tiết lộ một số những thông tin mới về công đoạn chuẩn bị gắt gao – bí quyết đã giúp Steve Jobs trở thành một nhà diễn thuyết xuất sắc. Theo các tác giả, “Steve diễn tập không ngừng và vô cùng khó tính.” Quyển sách trên chứa đựng những hình ảnh “behind the scene” độc quyền về Jobs, khi ông đang đứng một mình trên sân khấu và xem xét kịch bản một ngày trước bài phát biểu tại MacWorld. Trong một bức hình khác, Jobs đang ngồi về một bên của sân khấu để xem phó chủ tịch Phil Schiller diễn tập phần thuyết trình của mình. “Diễn tập cho bài phát biểu về sản phẩm luôn thật mãnh liệt.”

CEO Apple Steve Jobs đang thực hiện bài phát biểu của mình tại Hội nghị "Apple World Wide Developers" 2011.

(Ảnh: Justin Sullivan / Getty Images)

Bill Gates xuất hiện tại một số sự kiện cùng với Jobs. “Tôi chưa bao giờ cùng đẳng cấp với anh ta,” Gates nói với các tác giả về kỹ năng thuyết trình của Steve Jobs. “Ý tôi là, thật tuyệt vời khi được chứng kiến cậu ta luyện tập một cách chính xác như thế nào. Nếu anh ấy sắp lên sân khấu, và những người hỗ trợ chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình, bạn biết đấy, anh ấy sẽ thực sự tức giận với họ . Jobs thậm chí còn có chút lo lắng vì đó là sự kiện lớn. Nhưng sau đó anh ta xuất hiện, và nó thực sự rất tuyệt vời.”

“Anh ta biết chính xác toàn bộ mọi thứ mà mình sẽ nói, nhưng trên sân khấu, anh ta lại để mọi người nghĩ rằng anh ta vừa nghĩ nó lên ngay tức thì...” Gates nói và cười khi ông nhớ lại.

Các tác giả tiết lộ những thông tin đáng chú ý về bài diễn văn tại đại học Stanford năm 2005 của Jobs, một trong những bài phát biểu nổi tiếng và được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử hiện đại. Jobs đã tự viết bài phát biểu ấy và đi vòng quanh nhà mình trong nhiều ngày, luyện tập nó liên tục và liên tục. “Những đứa trẻ trông nhìn cha của mình luyện tập bài diễn văn ấy theo cùng cái cách say đắm mà ông đã mang đến cho chúng khi luyện tập cho sự kiện MacWorld. Nhiều lần ông còn đọc nó vào bữa ăn tối của gia đình.” Vào sáng ngày 16 tháng 6 năm 2005, Steve Jobs thức dậy với cơn đau dạ dày của mình. “Tôi chưa bao giờ thấy anh ấy lo lắng hơn thế” Vợ của Jobs Laurene nhớ lại. Jobs rất lo lắng vì sự kiện hôm ấy vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với ông và chính chúng ta cũng đã thấy rõ bài diễn văn ấy như thế nào.

Bà Laurene cũng chia sẻ rằng bài diễn văn hôm ấy đã gần như không diễn ra khi Jobs không thể tìm thấy chìa khóa cho chiếc SUV và gia đình đã đến sân vận động trễ. Khi họ đến nơi thì một người bảo vệ lại không hoàn toàn tin rằng người đàn ông mặc quần jean rách, giày sandal Birkenstocks, và một chiếc áo thun đen cũ đó lại là người đọc bài diễn văn hôm ấy.

Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu nghiên cứu kỹ năng diễn thuyết của Steve Jobs, tôi không nghĩ rằng bất cứ ai có thể luyện tập siêng năng hơn ông ta đã làm - cho đến khi tôi phỏng vấn một số các diễn giả nổi bật ở TED Talks. Nhân vật với bài phát biểu TED Talks phổ biến nhất mọi thời đại, Tiến sĩ Jill Bolte-Taylor, nói với tôi rằng cô ấy luyện tập 200 lần trước khi cô ta trình bày trước các khán giả của TED. Cách trình bày của Tiến sĩ Jill rất tự nhiên, chân thực, sinh động, và như đang trò chuyện. Nhiều người không nhận ra rằng họ cần luyện tập để những bài diễn thuyết mang tính chất đàm thoại – trò chuyện nhiều hơn.

Bạn có thể thường cho rằng một nhà diễn thuyết xuất sắc và đặc biệt là nhờ vào năng khiếu tự nhiên, sự tự tin, hay là để đánh bóng bản thân họ trên sân khấu. Nhưng điều bạn không thấy đó là, họ đã dành rất nhiều tâm huyết, nỗ lực và thời gian, thậm chí hàng năm dài cho việc luyện tập để đạt đến được trình độ ấy.

Khi tôi phỏng vấn phi hành gia Chris Hadfield người đã trở thành một hiện tượng truyền thông xã hội khi ông trình bày bài hát Space Oddity của David Bowie với phiên bản vô trọng lưc ngoài vũ trụ. Tôi đã dành lời khen cho anh ta về bài phát biểu tại TED Talks và về điểm mạnh của của ông trong việc truyền đạt thông điệp. “Tôi đã không ngừng diễn thuyết trong khoảng 25 năm”, ông chia sẻ với tôi.

“Anh ta biết chính xác toàn bộ mọi thứ mà mình sẽ nói, nhưng trên sân khấu, anh ta lại để mọi người nghĩ rằng anh ta vừa nghĩ nó lên ngay tức thì...”

Steve Jobs không phải là nhà diễn thuyết tài năng tự nhiên. Ông đã luyện tập và làm việc thực sự, thực sự nỗ lực. Mặc dù ông đã có sự nhạy bén từ sớm cho việc tạo ra những thứ ấn tượng (hãy hỏi bất cứ ai đã chứng kiến Jobs kéo chiếc Macintosh đầu tiên ra khỏi túi ) nhưng chắc chắn rằng kĩ năng và mức độ thoải mái của ông trên sân khấu đã cải thiện dần theo thời gian, chứ không tự nhiên mà có. Nó được cải thiện vì ông quan tâm mạnh mẽ về thông điệp, tính thẩm mỹ, và góc nhìn đối với thương hiệu của mình.

Thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu cá nhân của bạn, nên mang một ý nghĩa lớn đối với bạn giống như Apple đối với Steve Jobs. Và nếu Jobs cực kỳ “tỉ mỉ” về mọi khía cạnh của bài phát biểu của mình, thì tại sao bạn lại không như thế?

Theo Carmine Gallo, Forbes

Categories
Related Posts
bottom of page